Đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng và đầy hơi có phải là dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa không? Cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp nhất:
- Lạm dụng thuốc: Tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Việc cha mẹ tự ý cho con sử dụng kháng sinh bừa bãi và kéo dài có thể khiến bé bị tiêu chảy nặng, thậm chí gây ra tình trạng kháng thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến việc điều trị các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sau này trở nên khó khăn hơn. Do đó, khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều rượu bia: Uống rượu bia lâu ngày làm giảm lượng men tiêu hóa trong cơ thể và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia còn gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Do đó, sau mỗi lần uống rượu bia, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, và đi ngoài phân lỏng vào sáng hôm sau.
- Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường ruột.
- Căng thẳng và áp lực tâm lý: Dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa do stress và lo âu có thể là đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy.
- Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn cũng có thể gây táo bón.
- Cơ thể không dung nạp thực phẩm: Một số người có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa do cơ thể không dung nạp lactose, gluten hoặc các loại thực phẩm khác.
- Bệnh lý tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS), và bệnh Crohn có thể gây ra các dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng như giun, sán có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.
- Thiếu vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề như táo bón.
- Thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt: Đi du lịch hoặc thay đổi môi trường sống có thể làm hệ tiêu hóa phản ứng và gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
4 Dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa điển hình ở người lớn và trẻ em
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên biểu hiện và mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau. Dưới đây là 4 dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa điển hình ở cả hai nhóm đối tượng:
Dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa ở người lớn
- Đầy hơi, chướng bụng: Người bệnh thường cảm thấy bụng căng, khó chịu sau khi ăn, có thể kèm theo ợ hơi, ợ chua, và xì hơi. Cảm giác này thường xuất hiện sau khi ăn những món khó tiêu hóa hoặc thực phẩm có nhiều sữa.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra táo bón (đi ngoài khó khăn, phân khô cứng) hoặc tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày). Các triệu chứng này xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc tùy theo từng nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
- Bụng đau liên tục: Đau bụng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau trong hệ tiêu hóa, từ viêm loét đến rối loạn ruột kích thích (IBS). Đau có thể âm ỉ, đau nhói hoặc quặn thắt.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn thường là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Nếu thức ăn không được tiêu hóa, người bệnh có thể bị trào ngược dạ dày hoặc các triệu chứng khác.
Dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa điển hình ở trẻ em
- Biếng ăn và tăng cân chậm: Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị mất cảm giác thèm ăn và cảm thấy khó chịu sau khi ăn. Điều này dẫn đến trẻ tăng cân chậm hoặc thiếu cân.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Trẻ nhỏ thường dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón khi bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống, nhiễm trùng hoặc thay đổi môi trường.
- Bụng đau và khó chịu: Trẻ quấy khóc, khó chịu, thường xuyên ôm bụng và kêu đau, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón. Các bé nhỏ hơn sẽ thể hiện sự khó chịu thông qua biểu hiện quấy khóc, nôn trớ.
- Nôn mửa hoặc buồn nôn: Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, trẻ có thể bị nôn trớ do ăn quá no, bú sai tư thế hoặc do nhiễm trùng.
Lưu ý rằng, các dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa trên có thể không đồng nhất giữa các trường hợp và có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa và từng đặc điểm của mỗi cá nhân. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để bác chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Các loại thuốc hay được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng
Thuốc kháng acid
Thuốc kháng acit có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và giảm đau, loét dạ dày. Lưu ý rằng một số thuốc gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Hoạt chất thường gặp: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole.
Thuốc giảm đau, chống co thắt
Thuốc chống co thắt thường dùng để giảm các triệu chứng đau bụng do rối loạn ruột kích thích. Cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này cho người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh tim mạch hoặc glaucom. Hoạt chất thường gặp: Drotaverine, Alverine, Trimebutine, Mebeverine.
Thuốc chống nôn
Thuốc chống nôn là nhóm thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Đối với trẻ em, việc sử dụng thuốc chống nôn cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hoạt chất thường gặp: Metoclopramide, Domperidone, Ondansetron.
Thuốc điều trị tiêu chảy
Khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định. Hoạt chất thường gặp: Loperamide, Racecadotril, Smecta.
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của rối loạn ruột kích thích (IBS), một trong những dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến. Các thuốc làm giảm các triệu chứng như đau bụng, chuột rút bụng, đầy hơi,…Hoạt chất thường gặp: Bisacodyl, Lactulose, Macrogol.
Men vi sinh (Probiotics)
Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi được sử dụng để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Chúng có thể được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả tiêu chảy và táo bón. Hiện nay, men vi ống vi sinh Bio-meracine là một trong những chế phẩm nổi bật được nhiều bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và người lớn. Sản phẩm được đánh giá cao bởi thành phần bào tử lợi khuẩn được phân lập tới chủng giúp nâng cao đặc tính an toàn và hiệu quả.
Thuốc kháng sinh (trong trường hợp nhiễm khuẩn)
Kháng sinh chỉ được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Khi sử dụng, bạn cần tuân thủ đúng và đủ liệu trình điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc.
Nếu xuất hiện dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa thì khi nào cần đi khám?
Mặc dù nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa có thể tự điều trị tại nhà, có những dấu hiệu cảnh báo cần sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là những trường hợp bạn nên đi khám ngay lập tức:
- Triệu chứng kéo dài: Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn cách điều trị kịp thời.
- Đau bụng dữ dội: Cơn đau bụng dữ dội, không giảm khi dùng thuốc giảm đau hoặc kèm theo sốt cao, có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng như viêm ruột thừa hoặc viêm tụy.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn vài ngày, đặc biệt nếu kèm theo máu trong phân hoặc mất nước nặng.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như bệnh celiac, ung thư dạ dày, hoặc bệnh viêm ruột.
- Nôn mửa kéo dài: Nôn mửa kéo dài, đặc biệt nếu có máu hoặc màu đen, cần được thăm khám ngay lập tức vì có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng như loét dạ dày hoặc chảy máu nội tạng.
- Sốt cao kèm triệu chứng tiêu hóa: Sốt cao kèm theo triệu chứng tiêu hóa như đau bụng hoặc tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc viêm nhiễm cần điều trị bằng kháng sinh.
- Vàng da hoặc mắt: Vàng da hoặc mắt có thể là dấu hiệu của vấn đề gan mật, chẳng hạn như viêm gan hoặc tắc ống mật.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em
Để phòng ngừa bệnh ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn cần tuân thủ những quy tắc sau
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, không bỏ bữa cho bản thân và cả gia đình
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết: Bổ sung đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, tái và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày dễ tiêu hóa.
- Nghỉ ngơi và vận động hợp lý: Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya và dậy muộn. Tăng cường tập thể dục vì không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn giúp cân bằng hệ vi sinh và nhu động ruột.
Trên đây là những thông tiên chi tiết về dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa điển hình ở người lớn và trẻ em. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra cách xử lý và chăm sóc sức khỏe tiêu hóa an toàn cho bản thân và cả gia đình.