Trẻ bị tiêu chảy phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, đó là mất nước, mệt mỏi, suy dinh dưỡng… Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp để giúp bé nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ mà hiệu quả giúp trẻ bé thiện tình trạng tiêu chảy nhanh chóng hơn.
1. Bổ sung nước và điện giải để ngăn ngừa mất nước
Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mất một lượng lớn nước và chất điện giải, có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng nếu không được bù nước kịp thời. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần cho bé uống dung dịch bù nước Oresol theo đúng hướng dẫn.
Liều lượng Oresol cho trẻ bị tiêu chảy tùy theo độ tuổi:
- Dưới 6 tháng: 200 – 400 ml/ngày
- 6 – 12 tháng: 400 – 600 ml/ngày.
- 1 – 2 tuổi: 600 – 800 ml/ngày.
- 2 – 5 tuổi: 800 – 1000 ml/ngày.
- Trên 5 tuổi: 1.000 – 2.000 ml/ngày hoặc theo nhu cầu.
Bổ sung nước và điện giải đúng cách giúp trẻ bị tiêu chảy mau phục hồi sức khỏe
Sau mỗi lần đi ngoài, bổ sung thêm: 50 – 100 ml (dưới 2 tuổi), 100 – 200 ml (2 – 10 tuổi), uống theo nhu cầu (trên 10 tuổi). Pha đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhanh.
Nếu không có Oresol, có thể thay thế bằng nước cháo loãng, nước cơm hoặc nước dừa.
Ngoài việc bổ sung nước, cha mẹ cũng cần theo dõi các dấu hiệu mất nước ở trẻ như môi khô, mắt trũng sâu, da nhăn nheo, bé quấy khóc hoặc lờ đờ, đi tiểu ít. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh nguy hiểm.
2. Điều chỉnh chế độ ăn giúp hệ tiêu hóa phục hồi
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của trẻ bị tiêu chảy. Mẹ nên tiếp tục cho bé ăn uống đầy đủ nhưng cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, khoai tây nghiền, bánh mì nướng, chuối hoặc khoai lang để bù điện giải. Thay vì cho bé ăn ba bữa lớn, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
Một số thực phẩm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy gồm đồ ăn chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, nước có gas và sữa bò nếu bé không dung nạp lactose.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ không nên cho con ăn bánh kẹo ngọt
3. Bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Tiêu chảy khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ mất cân bằng, lợi khuẩn suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy, bổ sung men vi sinh là giải pháp giúp khôi phục hệ vi khuẩn có lợi, từ đó hỗ trợ tiêu hóa và giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm men vi sinh chứa bào tử lợi nhuận Bacillus Clausii bởi đây là lợi khuẩn dưới dạng bào tử có khả năng sống sót trong môi trường axit dạ dày, bền nhiệt và kháng đa kháng sinh. Nhờ đó, có thể phát huy tác dụng ngay cả khi trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh.
4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh lây nhiễm
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy là nhiễm khuẩn từ thực phẩm hoặc do vệ sinh cá nhân kém. Để phòng ngừa tiêu chảy, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Thực phẩm cần được chế biến chín kỹ, tránh cho bé ăn đồ tái sống hoặc thực phẩm dễ nhiễm khuẩn như hải sản, thịt chưa nấu chín. Nước uống phải đảm bảo vệ sinh, không nên cho trẻ uống nước lã hoặc các loại nước đóng chai không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, các vật dụng bé thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, bình sữa, bát đũa cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng cần được khám bác sĩ
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
- Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày mà không thuyên giảm.
- Trẻ bị sốt cao trên 38,5°C.
- Nôn mửa liên tục, không uống được nước.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân lỏng quá nhiều lần trong ngày.
- Bé mệt mỏi, li bì, có dấu hiệu mất nước nặng.
Những dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng tiêu chảy nặng, cần can thiệp y tế để tránh nguy hiểm cho bé.
Như vậy, để giúp trẻ bị tiêu chảy nhanh chóng phục hồi, cha mẹ nên áp dụng 5 mẹo được giới thiệu trong bài.