Rối loạn tiêu hóa là một biến chứng tiêu hóa rất phổ biến ở người bị bệnh tiểu đường. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cần phải điều chỉnh và xử lý thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mối liên hệ giữa rối loạn tiêu hóa và người tiểu đường
Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, có thể gây ra các biến chứng trên nhiều tế bào và hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng với tỷ lệ rất cao, chiếm đến 50% số bệnh nhân.
Giải thích về tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao kéo dài ở người bệnh có thể gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu, bao gồm cả những dây thần kinh và mạch máu kiểm soát hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến các rối loạn chức năng trong hệ tiêu tiêu hóa. Dưới đây là một số cơ quan trong hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng khi bị tiểu đường:
Túi mật và đường mật
Thông thường, khi ăn uống, túi mật sẽ tiết mật vào ruột để hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi đường huyết tăng cao kéo dài, khả năng co bóp của túi mật có thể giảm, dẫn đến tình trạng mật bị ứ đọng và không được giải phóng hết vào ruột.
Điều này gây ra hai vấn đề chính:
- Rối loạn tiêu hóa do giảm khả năng tiêu hóa thức ăn
- Nguy cơ hình thành sỏi trong túi mật, có thể dẫn đến viêm túi mật.
Sỏi túi mật có thể không có triệu chứng, nhưng cũng có thể gây đau ở vùng hạ sườn bên phải, sốt rét run, và tăng đường huyết bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Thực quản
Đường huyết cao có thể dẫn đến rối loạn vận động thực quản. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt, cảm giác thức ăn bị nghẹn, và cảm giác nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày – thực quản, thậm chí là đau ngực (có thể bị nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim).
Khi gặp các triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định nội soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân khác như u thực quản, viêm thực quản, hoặc nhiễm nấm thực quản.
Dạ dày
Liệt dạ dày là một biến chứng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường rất phổ biến, đặc biệt là những người bị bệnh lâu năm.
Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, và nhanh chóng cảm thấy no, dẫn đến khó ăn uống đủ. Nếu bệnh nhân bị nôn ra lượng lớn thức ăn sau một thời gian dài ăn xong, cần xem xét khả năng bị liệt dạ dày do đái tháo đường. Tình trạng này có thể dẫn đến chán ăn, suy nhược cơ thể, mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng, và có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin và sắt.
Liệt dạ dày làm cho thức ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày, gây ra các vấn đề như hạ huyết áp sau ăn do dịch tiêu hóa hấp thu chậm, và có thể dẫn đến tắc nghẽn dạ dày, cần phải nội soi để cắt nhỏ và gắp thức ăn ra ngoài. Hơn nữa, việc thức ăn lưu lại lâu trong dạ dày ảnh hưởng lớn đến ổn định đường huyết, vì các chất dinh dưỡng khó được hấp thu, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và có thể gây dao động đường huyết nhiều hơn.
Ruột và trực tràng
Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ra biến chứng ở ruột và trực tràng. Một dấu hiệu điển hình là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể lên tới cả chục lần, thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Điều này gây bất tiện trong sinh hoạt, khiến bệnh nhân không dám rời xa nhà và cảm thấy xấu hổ với tình trạng của mình.
Các đợt tiêu chảy có thể xen kẽ với thời gian đi ngoài bình thường hoặc táo bón. Nếu bệnh nhân giảm cân, cần kiểm tra xem lượng đường máu có tăng cao hay không, hoặc có thể do chán ăn liên quan đến liệt dạ dày.
Nếu không có lý do rõ ràng, cần xem xét các nguyên nhân khác như viêm ruột kết, xơ sỏi tụy, hoặc viêm ruột nhiễm khuẩn. Cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng metformin và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây rối loạn ở ruột.
Tình trạng đi ngoài không tự chủ này là một rối loạn tiêu hóa rất nghiêm trọng ở người tiểu đường. Thông thường, khi khối lượng phân đủ lớn trong trực tràng, sẽ có tín hiệu gửi lên thần kinh trung ương để báo cần đại tiện. Nếu điều kiện cho phép, cơ thắt trực tràng sẽ giãn ra cùng với các cơ khác để tống phân ra ngoài.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân đái tháo đường với biến chứng thần kinh tự động, họ có thể cảm thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kiểm soát việc tống phân một cách chủ động, dẫn đến tình trạng són phân và cảm giác khó chịu. Điều này thường khiến bệnh nhân cảm thấy mặc cảm và phiền toái với tình trạng của mình.
Bệnh tiểu đường và chứng táo bón
Người bệnh tiểu đường thường gặp phải chứng táo bón, đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao, hàm lượng nước trong ruột giảm và hệ thần kinh tự chủ bị tổn thương, dẫn đến việc dạ dày làm việc chậm hơn và nhu động ruột giảm, gây ra tình trạng táo bón.
Các triệu chứng của táo bón bao gồm ít đi cầu (giảm số lần đi cầu so với bình thường, ít hơn 3 lần trong tuần), đau bụng, khó đi cầu, phân cứng, cảm giác bị tắc nghẽn ở hậu môn, và phải rặn mạnh mới có thể ra ngoài. Táo bón kéo dài có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém, và có cảm giác đầy bụng, dẫn đến suy nhược cơ thể.
Đối với người bệnh tiểu đường, táo bón có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và giảm khả năng hấp thu, từ đó có thể gây hạ đường huyết. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể dẫn đến biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường có nguy hiểm không?
Tùy vào từng loại biến chứng và cơ quan bị ảnh hưởng, mà mức độ nguy hiểm của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường có thể khác nhau. Đặc biệt trong trường hợp, bệnh không được quản lý và phát hiện kịp thời, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Dưới đây là những ảnh hưởng tiềm ẩn mà rối loạn tiêu hóa có thể gây ra:
Ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết
Hấp thu thất thường: Khi hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường, việc hấp thu glucose từ thức ăn vào máu trở nên thất thường. Lúc thì hấp thu quá nhanh gây tăng đường huyết đột ngột, lúc lại hấp thu quá chậm khiến đường huyết hạ thấp.
Khó khăn trong việc điều chỉnh thuốc: Sự dao động thất thường của đường huyết khiến việc điều chỉnh liều lượng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết trở nên khó khăn hơn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết thường xuyên, làm tăng nguy cơ biến chứng.
Gây ra vòng luẩn quẩn: Rối loạn tiêu hóa gây khó kiểm soát đường huyết, mà đường huyết không ổn định lại càng làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa.
Suy dinh dưỡng
Mất nước và chất điện giải: Tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài khiến cơ thể mất đi một lượng lớn nước và chất điện giải quan trọng như natri, kali. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chuột rút, rối loạn nhịp tim, thậm chí là hôn mê.
Kém hấp thu dinh dưỡng: Các vấn đề về tiêu hóa như liệt dạ dày, hội chứng kém hấp thu khiến cơ thể không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Lâu dần, người bệnh có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Giảm chất lượng cuộc sống
Gây khó chịu và mệt mỏi: Các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là khi xảy ra vào ban đêm, có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày.
Suy giảm tâm lý: Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây ra stress, lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Tăng nguy cơ biến chứng tim mạch
Viêm nhiễm mãn tính: Rối loạn tiêu hóa mãn tính có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Viêm nhiễm được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch.
Rối loạn lipid máu: Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn tiêu hóa có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.
Tăng huyết áp: Một số vấn đề tiêu hóa như hội chứng ngưng thở khi ngủ do béo phì có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch.
Biện pháp xử lý và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường
Rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường không chỉ gây ra những phiền toái về tiêu hóa mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng và xử lý tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường bạn có thể tham khảo
Kiểm soát đường huyết
Mục tiêu chính trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường vẫn là đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định trong phạm vi mục tiêu cho phép. Đây là yếu tố then chốt để ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh và mạch máu, nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường.
Chế độ ăn uống phù hợp
Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… để bổ sung chất xơ, giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa. Giảm thiểu lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, trong khẩu phần ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, thay vì ăn 3 bữa chính lớn, bạn nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga… Vận động giúp tăng cường nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm stress.
Quan sát và theo dõi các triệu chứng
Bạn cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn bacillus clausii
Men vi sinh Bio-meracine chứa lợi khuẩn Bacillus clausii có thể là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường. Lợi ích của việc sử dụng men vi sinh Men vi sinh Bio-meracine khi bị rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường gồm:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Bacillus clausii là một loại lợi khuẩn có khả năng sống sót tốt trong môi trường axit của dạ dày và bám dính vào niêm mạc ruột. Vi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Bacillus clausii sản sinh ra các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Giảm các triệu chứng khó chịu: Vi khuẩn này có thể giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón thường gặp ở người bị rối loạn tiêu hóa.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu cho thấy, Bacillus clausii có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường bằng cách tăng cường độ nhạy cảm của insulin.
Những tác dụng của lợi khuẩn Bacillus clausii dù đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tuy nhiên, mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì vậy hiệu quả của việc sử dụng men ống vi sinh Bio-meracie chứa lợi khuẩn Bacillus clausii có thể khác nhau ở mỗi người. Để biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng gọi số hotline để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường. Hy vọng qua bài viết, bạn đã đúc kết cho mình những kiến thức sức khỏe giá trị, để chủđộng chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình, từ đó thoải mái tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, trọn vẹn hơn.