Rối loạn tiêu hóa thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, khó tiêu, mệt mỏi, và tiêu chảy. Những triệu chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống hàng ngày của người bệnh. Vậy khi điều trị rối loạn tiêu hóa cần uống gì để bệnh nhanh khỏi và hạn chế các triệu chứng khó chịu nhất. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tổng quan về rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng bất thường xảy ra trong hệ tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Nguyên nhân sinh lý
Các yếu tố như chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn hoặc caffeine, cũng như ăn uống không đúng giờ hoặc bỏ bữa,…đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt không tốt như ít vận động, ngồi nhiều, căng thẳng, stress kéo dài, thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc cũng góp phần gây ra tình trạng này.
Bênh cạnh đó, việc thay đổi môi trường sống, như thay đổi đột ngột về múi giờ, khí hậu hoặc đi du lịch đến những nơi có thức ăn hoặc nguồn nước khác lạ, cũng có thể làm bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa phổ biến gồm:
- Nhiễm trùng tiêu hóa như nhiễm vi khuẩn (Helicobacter pylori, Salmonella), virus (Norovirus, Rotavirus) hoặc ký sinh trùng (Giardia lamblia, Entamoeba histolytica).
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, loét dạ dày, loét tá tràng, bệnh Crohn và viêm đại tràng do vi khuẩn cũng góp phần gây ra rối loạn tiêu hóa.
- Các bệnh lý chuyển hóa và nội tiết như đái tháo đường, cường giáp hoặc suy giáp, cùng với dị ứng và không dung nạp thực phẩm như dị ứng gluten gây ra bệnh celiac và không dung nạp lactose, cũng có thể gây ra vấn đề này.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc hóa trị.
- Các bệnh lý khác như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và bệnh lý gan mật (viêm gan, sỏi mật) cũng là những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa.
Việc phân loại nguyên nhân rối loạn tiêu hóa sẽ giúp bác sĩ xác định được phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa an toàn và hiệu quả nhất.
Điều trị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì?
Rối loạn tiêu hóa dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh vẫn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, mệt mỏi, và tiêu chảy.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, rất nhiều người thắc mắc: “Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì để nhanh khỏi nhất?”. Và thuốc tây thường là ưu tiên lựa chọn của người bệnh vì tác dụng nhanh chóng của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây để điều trị rối loạn tiêu hóa là con dao hai lưỡi, vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Thuốc giảm đau và chống co thắt
Các loại thuốc như Buscopan, Duspatalin, No-Spa… có tác dụng giảm đau bụng, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Thuốc giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn
- Domperidon: Thuốc này giúp tăng áp lực cơ thắt dưới, hỗ trợ tăng co bóp dạ dày để chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Thường được sử dụng khi buồn nôn, khó tiêu, hoặc trào ngược dạ dày.
- Neopeptine: Đây là men tiêu hóa hỗ trợ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm cảm giác đầy bụng
- Maalox: Thuốc thuộc nhóm kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, giúp giảm đầy bụng và khó tiêu.
- Metoclopramide: Hạn chế cảm giác buồn nôn, chống trào ngược dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
- Cylovanon: Được sử dụng khi chướng bụng, đầy hơi, hoặc táo bón.
Thuốc giảm tiêu chảy, hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng
Trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng có thể gây ra biểu hiện tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng. Một số loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng này bao gồm:
- Berberin: Kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột và giảm triệu chứng tiêu chảy.
- Oresol: Dung dịch bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy kéo dài.
- Loperamid: Loại thuốc chỉ định để cầm tiêu chảy khi không rõ nguyên nhân.
Thuốc điều trị táo bón
Các loại thuốc như Forlax, Duphalac, Lactulose, BisacodylDHG… có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột, giúp làm giảm triệu chứng táo bón.
Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng men vi sinh
Các loại men vi sinh như Bio-meracine, Enterogermina, Probiotic… có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Trong đó, Men ống vi sinh Bio-meracine đang là sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực hiện nay. Thành phần chính trong sản phẩm là bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii được phân lập tới chủng (Bacillus clausii ACC0079) cho hiệu quả chuyên biệt ở hệ tiêu hóa giúp:
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng kháng sinh
- Kích thích sản xuất enzyme hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, khác với các loại lợi khuẩn trong men vi sinh thông thường, bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii ACC0079 của Bio-meracine có ưu điểm :
- Bền với nhiệt, chịu được nhiệt độ lên tới 80 độ C, có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng và uống cùng nước ấm
- Bền với acid dịch vị, có khả năng sống sót tốt khi đi qua môi trường dạ dày xuống tới ruột và cho tác dụng tại đây.
- Khả năng kháng kháng sinh, có thể uống cùng kháng sinh
Nhờ vậy, sản phẩm mang phẩm mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng chỉ sau 1-3 ngày.
Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa tại nhà
Để tránh các vấn đề rối loạn tiêu hóa nói chung, bạn nên chủ động xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và một lối sống lành mạnh cho bản thân mình và gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo:
- Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng và tránh các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa.
- Bổ sung chất xơ và rau xanh để tăng cường quá trình đào thải của cơ thể, đặc biệt là cho những người thường xuyên gặp tình trạng táo bón.
- Hạn chế uống các thức uống có cồn.
- Thường xuyên bổ sung men vi sinh và các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Phát triển thói quen đi vệ sinh đều đặn, mỗi ngày nên đi WC 1 lần vào cùng một thời điểm.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là một số thông tin về thuốc trị rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên để có hướng điều trị chính xác, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cụ thể.