Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ xảy ra do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, sự rối loạn này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là tình trạng xảy ra khi sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị phá vỡ. Thông thường, đường ruột ở người chứa một hệ vi sinh vật rộng lớn sống cộng sinh với nhau. Trong đó 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn.
Ở trẻ ở càng nhỏ, hệ vinh sinh vật đường ruột rất non trẻ và thiếu đa dạng. Tỷ lệ vi sinh vật có lợi thấp hơn so với người lớn, nên rất dễ gặp vấn đề loạn khuẩn đường ruột khi chế thay đổi chế độ ăn uống, hoặc môi trường sống,…
Bình thường, sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, và loại bỏ các chất độc hại. Nhưng khi tỷ lệ này thay đổi, số lượng lượng lợi khuẩn giảm và hại khuẩn tăng lên, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, tiêu chảy, thậm chí lẫn chất nhầy hoặc máu. Trẻ cũng có thể bị đầy bụng và sốt nhẹ nến tình trạng kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Khi xuất hiện các biểu hiện này, nếu không được xử lý kịp thời, trẻ có thể bị mất nước nghiêm trọng dẫn rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng và nặng hơn là hôn mê não. Vì vậy, việc nắm vững các kiến thức y tế và biết xử lý đúng cách khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột là vô cùng cần thiết đối với các bậc cha mẹ
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em cần xử lý như thế nào?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột, nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc, thậm chí tự ý dùng kháng sinh cho bé mà không hỏi ý kiến của chuyên gia y tế.
Và điều này là vô cùng nguy hại. Việc lạm dụng khách sinh không chỉ gây ra tình trạng kháng kháng sinh mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thực tế, nhiều trường hợp loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là do tác động của việc dùng kháng sinh liều cao hoặc kéo dài để điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan, hay viêm phổi. Do đó, ba mẹ cần lưu ý rằng, khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho bé phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ thường bao gồm bổ sung lợi khuẩn thông qua các chế phẩm vi sinh, điều chỉnh chế độ ăn uống, và khắc phục nguyên nhân gốc rễ gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
Sử dụng men vi sinh
Ngày nay, các chế phẩm men vi sinh đang là một xu hướng điều trị được nhiều chuyên gia khuyến nghị do đặc tính lành tính và lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại.
Men vi sinh giúp bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch cân bằng, từ đó hỗ trợ khắc phục tình trạng loạn khuẩn ở trẻ em hiệu quả.
Rối loạn tiêu hóa có thể làm suy giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây nguy cơ suy kiệt ở trẻ. Trong khi chờ đợi hệ vi sinh đường ruột hồi phục, các chế phẩm men vi sinh sẽ góp phần cải thiện quá trình hấp thụ, giảm nguy cơ suy kiệt và tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ.
Khi lựa chọn men vi sinh, ba mẹ nên tìm các sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín với nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau, điều này sẽ giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh nhanh hơn. Ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm men ống vi sinh Bio-meracine. Đây là sản phẩm mới nhất của công ty cổ phần Dược Phẩm Meracine – một công ty dược phẩm lớn và uy tín với hơn 20 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam
Men ống vi sinh Bio-meracine được sản xuất bởi công nghệ vô trùng hiện đại nhất, giúp nâng cao sự an toàn và đảm bảo trọn vẹn đặc tính của các chủng lợi khuẩn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, thành phần chính trong men ống vi sinh Bio-meracine là bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii được xác định mã gen cụ thể đến chủng loài, giúp sản phẩm có hiệu quả vượt trội hơn nhiều loại men vi sinh hiện nay:
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột.
Tuy nhiên, khi dùng men vi sinh để hỗ trợ điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em, ba mẹ cần xem xét hàm lượng lợi khuẩn và liều lượng phù hợp với trẻ. Điều này đòi hỏi sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Thay đổi chế độ ăn
Một trong những biện pháp hàng đầu để xử lý loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ. Một chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh tốt gồm 2 mục tiêu chính:
- Loại bỏ các nguyên nhân gây loạn khuẩn
- Cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thu để tránh suy kiệt.
Dưới đây là một số lưu khí khi ba mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ:
- Giảm đồ ngọt: Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đường và nếu trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ cũng cần hạn chế đồ ngọt.
- Chọn sữa phù hợp: Nếu trẻ dùng sữa ngoài, ba mẹ nên chọn loại không sữa có đường lactose (lactose-free) để tránh kích ứng dạ dày.
- Thực phẩm dễ tiêu hóa: Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, với các thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối, hồng xiêm. Có thể dùng dầu ăn thay vì mỡ.
- Tránh thực phẩm khó tiêu: Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu như ngô, đậu nguyên hạt hoặc những thực phẩm có nhiều chất xơ.
- Bổ sung nước trái cây: Nước táo ép, chuối xay, và hồng xiêm xay có thể giúp bổ sung nước, dưỡng chất và điện giải cho bé.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Giữ vệ sinh đồ dùng ăn uống của trẻ và vệ sinh cá nhân là rất quan trọng.
- Không kiêng ăn quá mức: Trẻ cần đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chính: tinh bột, đạm, dầu mỡ, và vitamin. Thiếu các yếu tố này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
- Tránh ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa có đủ enzym tiêu hóa tinh bột. Nếu cần, ba mẹ chỉ nên tập cho trẻ ăn dặm một cách hạn chế.
- Sữa chua cho trẻ lớn hơn: Bé từ 11 tháng tuổi đã có ăn sữa chua. Sữa chưa sẽ giúp kích thích khẩu vị và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Trong trường hợp trẻ đang phải dùng kháng sinh mạnh hoặc phải dùng kéo dài, hoặc đã từng bị loạn khuẩn trước đó, ba mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế để có biện pháp xử lý sớm.
Nếu các biểu hiện loạn khuẩn đường ruột ở trẻ không thuyên giảm và tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa dài ngày như đi ngoài phân sống hoặc tiêu chảy, ba mẹ hãy đưa trẻ đến chuyên khoa Tiêu hóa Nhi gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.