Bé bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa và nôn sau khi ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều này có thể khiến nhiều ba mẹ lo lắng quá mức, tuy nhiên, ba mẹ đừng quá căng thẳng. Hãy Cùng Bio-meracine tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị đau bụng rối loạn tiêu hóa một cách an toàn nhất tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến bé bị đau bụng rối loạn tiêu hóa ăn vào là nôn
Việc hiểu rõ nguyên nhân khiến bé bị đau bụng rối loạn tiêu hóa sẽ giúp ba mẹ bớt lo lắng và xử lý tình huống một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Nhiễm khuẩn đường ruột
Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, chúng gây viêm nhiễm niêm mạc ruột, làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn. Viêm nhiễm này cũng kích thích các dây thần kinh trong ruột, gây ra cảm giác đau bụng.
Ngoài ra, cơ thể bé sẽ cố gắng loại bỏ tác nhân gây bệnh bằng cách “tống” chúng ra ngoài, dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy. Các tác nhân gây bệnh thường gặp: Rotavirus, norovirus, vi khuẩn E. coli, Salmonella,…
Dị ứng thức ăn
Khi bé ăn phải thức ăn mà cơ thể dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các chất gây viêm như histamine. Các chất này gây ra co thắt ruột, viêm niêm mạc ruột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa.
Một số loại thực phẩm thường gây dị ứng: Sữa bò, trứng, đậu phộng, hải sản,…
Không dung nạp lactose
Lactose là một loại đường có trong sữa. Khi cơ thể bé thiếu enzyme lactase, lactose không được tiêu hóa sẽ “lên men” trong ruột, tạo ra khí và axit lactic. Điều này gây ra đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Nôn có thể xảy ra do bé cảm thấy khó chịu và buồn nôn.
Rối loạn tiêu hóa chức năng
Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa không do tổn thương cơ quan mà do sự “mất điều hòa” trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, tâm lý,…
Triệu chứng: Đau bụng kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, nôn ói không thường xuyên.
Bé đau bụng rối loạn tiêu hóa ăn vào là nôn khi nào nguy hiểm?
Dưới đây là những trường hợp bé đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn vào là nôn cần được đưa đi khám ngay lập tức:
- Bé dưới 3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, dễ bị tổn thương và mất nước nhanh chóng. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần được theo dõi và xử lý kịp thời.
- Bé nôn nhiều, không uống được nước: Nôn nhiều và không bù nước được sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, gây hạ huyết áp, suy nhược cơ thể, thậm chí co giật, hôn mê.
- Bé đi ngoài ra máu hoặc có chất nhầy: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng hoặc các bệnh lý khác như viêm ruột, polyp ruột,…
- Bé sốt cao, li bì: Sốt cao kèm theo li bì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Bé đau bụng dữ dội, kéo dài: Đau bụng dữ dội không thuyên giảm có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, tắc ruột, xoắn ruột,… cần được can thiệp y tế kịp thời.
- Bé sút cân, chậm lớn: Rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến sút cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay khi:
- Bé nôn ra máu hoặc dịch mật xanh.
- Bé có biểu hiện đau ở vùng hạ sườn phải (có thể là viêm ruột thừa).
- Bé bị chướng bụng, bụng căng cứng.
- Bé có các triệu chứng khác như co giật, lơ mơ, khó thở,…
Biện pháp xử lý khi bé bị đau bụng rối loạn tiêu hóa
Khi bé bị đau bụng rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân hoặc có dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý đã đề cập bên trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, theo dõi thêm, hoặc phẫu thuật tùy theo nguyên nhân cụ thể.
Trong trường hợp bé bị đau bụng nhẹ và thoáng qua, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
Bù nước và điện giải
Nôn mửa và tiêu chảy khiến cơ thể bé mất nước và các chất điện giải quan trọng như natri, kali. Mất nước có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, thậm chí co giật.
Cách thực hiện:
- Cho bé uống nhiều nước lọc, nước dừa tươi. Nếu bé nôn nhiều, hãy cho bé uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày.
- Pha dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn trên bao bì và cho bé uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Quan sát các dấu hiệu mất nước của bé như khô miệng, môi nứt nẻ, mắt trũng, tiểu ít, da nhăn nheo,… Nếu thấy bé có những dấu hiệu này, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Điều chỉnh chế độ ăn chế độ ăn cho bé
Giai đoạn đầu: Khi bé đang nôn nhiều, ba mẹ nên tạm thời cho bé nhịn ăn trong vài giờ để dạ dày được nghỉ ngơi. Sau đó, cho bé ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo trắng loãng, súp gà, nước cơm,…
Khi bé đã bớt nôn: Có thể tăng dần lượng thức ăn và cho bé ăn những thức ăn đặc hơn như cháo thịt băm nhuyễn, khoai tây luộc, chuối chín,…
Tránh cho bé ăn: Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn khó tiêu như thịt bò, thịt lợn nạc, rau sống,… Dừng các loại sữa và các sản phẩm từ sữa nếu nghi ngờ bé bị không dung nạp lactose.
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa chính, ba mẹ nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng nhỏ để hệ tiêu hóa của bé dễ dàng làm việc hơn.
Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
- Hạ sốt: Nếu bé sốt, có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh: Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, ba mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột của bé.
- Không tự ý dùng thuốc cầm nôn: Khi dùng thuốc cầm nôn và tiêu chảy, cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Tránh dùng thuốc giảm đau khi không biết nguyên nhân đau bụng để không làm chậm quá trình phát hiện bệnh.
- Men vi sinh: Ba mẹ có thể tham khảo bổ sung men vi sinh Bio-meracine cho bé để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn cho bé yêu nhà mình. Men ống vi sinh Bio-meracine nổi bật với công nghệ BFS vô trùng tiên tiến, mang đến giải pháp hiệu quả giúp bổ sung bào tử lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho cả trẻ em và người lớn với các ưu điểm vượt trội:
- Hàm lượng lợi khuẩn cao: Chứa hàng tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii được phân lập tới chủng chính xác nhất, đảm bảo hiệu quả và độ an toàn tối ưu. Sản phẩm có hai loại với hàm lượng 2 tỷ lợi khuẩn và 4 tỷ lợi khuẩn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng,
- Công nghệ BFS vô trùng: Quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo sản phẩm tinh khiết, không chứa tạp chất, an toàn cho cả trẻ sơ sinh.
- Hiệu quả cao: Hỗ trợ cải thiện các vấn đề tiêu hóa thường gặp như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh,…
- Tăng cường sức đề kháng: Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
- Dễ sử dụng: Dạng ống tiện lợi, dễ dàng sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Hiện nay sản phẩm Men ống vi sinh Bio-meracine là một trong các sản phẩm men ống chứa bacillus clausii tốt nhất trên thị trường và được nhiều người sử dụng đánh giá cao. Sản phẩm là lựa chọn đầu tay đối với người có nhu cầu bổ sung bacillus clausii để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
Vệ sinh tay chân và môi trường sống
Trẻ em rất hiếu động, vì vậy việc duy trì môi trường sống sạch sẽ là rất quan trọng. Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi hàng ngày, tránh để trẻ gần bếp hoặc ăn thức ăn chưa được rửa sạch. Hãy cho trẻ ăn chín, uống sôi, và rửa tay với xà phòng sau khi thay bỉm và cho trẻ ăn.
Theo dõi và xử lý kịp thời
Ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của bé, đặc biệt là số lần nôn, tiêu chảy, tính chất phân, các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi,…
Nếu bé có những dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn nhiều, tiêu chảy ra máu, đau bụng dữ dội, li bì, bỏ bú, bỏ ăn,… cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách xử lý tại nhà khi bé bị đau bụng rối loạn tiêu hóa. Hy vọng bài viết mang đến cho ba mẹ những thông tin sức khỏe giá trị để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của con yêu ngày một tốt hơn.