Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng,… Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc khắc phục và điều trị kịp thời sẽ giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa, đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, chưa hoàn thiện đầy đủ cả về chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Dạ dày của trẻ nhỏ, chỉ chứa được lượng thức ăn ít và dễ bị trào ngược. Lớp niêm mạc ruột của trẻ cũng mỏng manh, nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, thay đổi chế độ ăn uống, hoặc thậm chí là stress.
Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng những trẻ thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn hoặc chậm phát triển trí não hơn so với trẻ khỏe mạnh.
Những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ bao gồm:
Nôn trớ
Nôn trớ hay trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn sau khi nuốt xuống dạ dày bị đẩy ngược lên trên. Có đến 2/3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời. Biểu hiện của nôn trớ khá đa dạng:
- Nôn trớ đơn thuần: Trẻ nôn, trớ dưới 3 lần trong một ngày, vẫn ăn ngon, bú tốt và vui vẻ.
- Nôn trớ bệnh lý: Thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, ho, tiêu chảy, vặn mình, khóc đêm, đổ mồ hôi đầu khi ngủ.
Nguyên nhân gây nôn trớ có thể do:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh.
- Ba mẹ gặp sai lầm trong cách cho trẻ ăn, cho bú và chăm sóc, như cho ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn, bú mẹ không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, quấn tã quá chặt.
- Trẻ bị thiếu các dưỡng chất như vitamin D, canxi hoặc magiê.
- Trẻ mắc các bệnh đường ruột, bệnh về đường hô hấp, hoặc các bệnh về tai – mũi – họng.
Trẻ kém hấp thu
Kém hấp thu là tình trạng cơ thể không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hàng ngày. Biểu hiện của chứng kém hấp thu bao gồm đi ngoài phân lỏng, có thể thấy hạt mỡ trong phân, đau bụng, biếng ăn, da khô, tóc khô dễ gãy, mệt mỏi, chậm tăng chiều cao, chậm tăng cân hoặc giảm cân, thiếu máu.
Nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu ở trẻ em bao gồm: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, thiếu các men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột tái phát nhiều lần, sử dụng kháng sinh thường xuyên và kém dung nạp đường lactose.
Đầy bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu là hiện tượng ứ hơi trong ruột gây căng trướng bụng. Biểu hiện gồm khó chịu, quấy khóc, bụng trướng, biếng bú, biếng ăn, ợ hơi, dễ nôn trớ và đánh rắm. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn.
Nguyên nhân có thể do: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chế độ ăn không phù hợp (như ăn dặm sớm, ăn cơm sớm), động tác bú chưa đúng làm trẻ nuốt nhiều hơi, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, kém dung nạp đường lactose và dị ứng đạm sữa bò.
Đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống là biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột, do mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Ở người bình thường, tỷ lệ này là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.
Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tỷ lệ này được duy trì, đảm bảo quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và thải chất độc diễn ra bình thường. Khi tỷ lệ này bị phá vỡ, số lượng vi khuẩn có lợi giảm, hại khuẩn sinh sôi phát triển tăng đến, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phân sống, có chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.
Tiêu chảy
Khi trẻ đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày, được coi là tiêu chảy. Biểu hiện bao gồm: Đi phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày, phân có thể có đàm máu, mùi tanh hoặc chua và có bọt. Trẻ có thể không sốt hoặc sốt từ nhẹ (38°C) đến cao (trên 39°C), buồn nôn và/hoặc nôn, ăn kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc, tiểu ít do mất nước và muối.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ thường do nhiễm vi khuẩn, virus từ thức ăn cũ, tay bẩn, vật dụng bẩn, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, kém dung nạp đường lactose, dị ứng thực phẩm và các bệnh ngoại khoa liên quan đến đường tiêu hóa (như lồng ruột, viêm ruột thừa).
Khi tiêu chảy nhiều hoặc kéo dài, trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Táo bón
Táo báo là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và rất hay gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận các thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu.
Khi bị táo bón, trẻ dễ bỏ bữa, biếng ăn, dẫn đến cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển so với các bạn cùng lứa.
Các biện pháp cần thực hiện ngay khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần có các biện pháp kịp thời và đúng cách để giảm bớt triệu chứng và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện ngay:
Theo dõi tình trạng của trẻ
Ba mẹ cần theo dõi triệu chứng của trẻ như nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, quấy khóc trẻ thường xuyên, bao gồm: số lần đi, tính chất phân, số lần nôn, sốt, v.v. Ghi chép lại các thông tin để cung cấp cho bác sĩ khi cần thiết.
Bù nước và điện giải
Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, có thể khiến trẻ mất nhiều nước và điện giải. Do đó, việc bù nước và điện giải cho trẻ là vô cùng quan trọng. Ba mẹ nên:
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, đồng thời cung cấp đủ nước và điện giải cần thiết cho trẻ.
- Cho trẻ uống dung dịch oresol: Dung dịch oresol có chứa nước, muối và các chất điện giải cần thiết để bù lại lượng nước và điện giải mà trẻ đã mất.
- Tránh cho trẻ uống nước lọc: Nước lọc không chứa điện giải, khi trẻ uống nhiều nước lọc, lượng nước trong cơ thể trẻ sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng loãng các chất điện giải còn lại trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đường ruột của trẻ sẽ vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, ba mẹ hãy cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, hoa quả chín mềm. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn khó tiêu hóa.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng, chẳng hạn như: khát nước nhiều, mệt mỏi, lờ đờ, mắt trũng, tiểu ít, v.v.
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C
- Trẻ có máu trong phân
- Trẻ nôn nhiều
- Trẻ bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường
- Trẻ có dấu hiệu quấy khóc dữ dội, khó chịu
Lựa chọn sử dụng men ống vi sinh Bio-meracine
Men ống vi sinh Bio-meracine đang là giải pháp được nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị bổ sung khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy hiện nay.
Thành phần chính trong men ống vi sinh Bio-meracine là bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, được phân lập tới chủng chính xác nhất nhờ công nghệ BFS vô trùng, giúp tăng lợi ích sức khỏe cũng như độ an toàn vượt trội so với nhiều loại men vi sinh trên thị trường.
Các bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii trong men ống vi sinh Bio-meracine không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Nhờ vậy, chúng có thể sống ổn định và bền vững trong dạ dày và ruột non để phát huy tác dụng giúp:
- Bổ sung vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa
- Giúp làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ em và người lớn
Đặc biệt, sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Không có tác dụng không mong muốn nào được phát hiện, nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng men ống vi sinh Bio-meracine, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia y tế để được tư vấn liều lượng và thời gian bổ sung men chính xác và hợp lý nhất.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về cách nhận biết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này và biết các xử lý hiệu quả. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết.