Cùng Bio-meracine khám phá 5 cách giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa vô cùng nhanh chóng và an toàn tại nhà qua bài viết dưới đây.
Vì sao rối loạn tiêu hóa gây đau bụng?
Cơ chế để giải thích tại sao rối loạn tiêu hóa gây đau bụng là rất phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Trong đó, cơ chế phổ biến và chung nhất là do hiện tượng co thắt cơ trơn thành ruột.
Khi hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, các cơ trơn trong thành ruột co bóp nhịp nhàng để đẩy thức ăn xuống dưới. Tuy nhiên, khi có rối loạn tiêu hóa, các cơ trơn này có thể co thắt mạnh hơn, không đều hoặc kéo dài, gây ra cơn đau quặn bụng.
Hiện tượng co thắt cơ trơn thường gặp trong các trường hợp sau:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một rối loạn chức năng đường ruột mãn tính, đặc trưng bởi các cơn đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Co thắt cơ trơn là một trong những cơ chế chính gây đau bụng ở bệnh nhân IBS.
- Viêm đại tràng: Viêm nhiễm đại tràng có thể kích thích các cơ trơn co thắt mạnh, gây đau bụng quặn từng cơn.
- Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, ruột co bóp mạnh để đẩy phân lỏng ra ngoài, gây đau bụng.
- Táo bón: Phân ứ đọng trong ruột gây căng giãn thành ruột, kích thích các cơ trơn co thắt, dẫn đến đau bụng.
Ngoài co thắt cơ trơn, các cơ chế khác như viêm nhiễm, tăng áp lực trong lòng ruột, tổn thương thần kinh, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột đều có thể kích hoạt những thụ cảm đau ở ruột, truyền dẫn thần kinh gây cảm giác đau bụng rối loạn tiêu hóa.
5 Cách giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa nhanh nhất
Thông qua việc hiểu được, cơ chế gây đau bụng rối loạn tiêu hóa, các nhà chuyên gia y tế đông y và tây y đã tìm ra biện pháp hiệu quả để giảm nhanh những cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa.
Các cách giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa sẽ tập trung vào 2 nguyên tắc chính: Điều trị nguyên nhân gây bệnh và giảm triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, điều trị nguyên nhân đau bụng rất phức pháp và cần sự đánh giá của chuyên gia y tế để lựa chọn thuốc điều trị. Bài viết dưới đây, sẽ chỉ chia sẻ những biện pháp dân gian đơn giản nhất, và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm nhanh những cơn đau bụng rối loạn tiêu hóa.
Chườm nóng vùng bụng
Nhiệt độ ấm không chỉ làm giãn các cơ trơn trong thành ruột, giảm co thắt và giảm đau. Mà nó còn làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến vùng bụng. Điều này giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan tiêu hóa, đồng thời loại bỏ các chất gây viêm và đau.
Ngoài ra, nhiệt độ ấm tác động lên các thụ thể cảm giác đau trong da, làm giảm tín hiệu đau truyền lên não. Điều này giúp giảm cảm giác đau bụng và khó chịu.
Cách chườm nóng giảm đau bụng:
- Sử dụng túi chườm nóng: Đổ nước ấm vào túi chườm và đặt lên vùng bụng đau.
- Dùng khăn ấm: Nhúng khăn vào nước ấm, vắt khô và đặt lên vùng bụng đau.
- Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể giúp giảm đau bụng.
Lưu ý khi thực hiện chườm nóng giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa
- Đảm bảo nước trong túi chườm không quá nóng, chỉ nên ấm vừa phải để tránh bỏng da. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay.
- Quấn túi chườm nóng vào khăn bông để tránh tiếp xúc trực tiếp với da
- Nằm hoặc ngồi thoải mái, giữ túi chườm trên bụng trong khoảng 15-20 phút.
- Lặp lại: Có thể lặp lại quá trình chườm nóng 2-3 lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy đau bụng.
Chườm nóng là một biện pháp giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa đơn giản và hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng với các cơn đau nhẹ, và nguyên nhân gây bệnh không quá phức tạp. Nếu đau bụng kéo dài hoặc không thuyên giảm sau khi chườm nóng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Cách massage giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa
Massage nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau bụng do rối loạn tiêu hóa bằng cách thư giãn cơ bụng, kích thích nhu động ruột, tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Dưới đây là một số kỹ thuật massage bạn có thể áp dụng:
- Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
- Đặt lòng bàn tay lên bụng, bắt đầu từ phía bên phải của rốn.
- Xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, mở rộng dần vòng tròn ra xung quanh.
- Thực hiện động tác này trong 5-10 phút.
- Massage xoắn ốc
- Đặt hai bàn tay lên bụng, các ngón tay đan vào nhau.
- Massage theo chuyển động xoắn ốc từ rốn ra ngoài, sau đó từ ngoài vào trong.
- Lặp lại động tác này trong 5-10 phút.
- Massage lưng
- Nằm sấp hoặc ngồi thẳng lưng.
- Đặt hai tay lên vùng lưng dưới, hai bên cột sống.
- Xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong 5-10 phút.
Dùng nước giấm táo hoặc rượu táo
Giấm táo hoặc rượu táo có thể giúp giảm đau bụng do rối loạn tiêu hóa nhờ vào các đặc tính sau:
- Giấm táo có tính axit nhẹ, giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng và khó tiêu.
- Giấm táo chứa các enzym và probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm đầy hơi, chướng bụng.
- Giấm táo có tính kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển củavi khuẩn có hại trong đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm.
- Giấm táo có chứa các chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và ruột, giảm đau và khó chịu.
Cách dùng:
- Pha loãng: Pha 1-2 thìa cà phê giấm táo hoặc rượu táo với một cốc nước ấm (khoảng 240ml).
- Uống trước bữa ăn: Uống hỗn hợp này khoảng 30 phút trước bữa ăn để kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu.
- Uống khi đau bụng: Nếu bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, bạn có thể uống hỗn hợp này ngay lập tức để giảm đau.
Lưu ý sử dụng giấm táo hoặc rượu táo để giảm đau bụng do rối loạn tiêu hóa
- Giấm táo và rượu táo có tính axit cao, do đó cần pha loãng trước khi sử dụng để tránh gây kích thích dạ dày và ruột.
- Có thể pha giấm táo với nước ấm và uống sau bữa ăn nhẹ. Đối với rượu táo, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ, ví dụ như một thìa cà phê trước bữa ăn.
- Việc sử dụng quá mức có thể gây kích thích dạ dày và dễ dẫn đến nôn mửa hoặc đau bụng tăng thêm. Nên tuân thủ liều lượng và cách sử dụng được khuyến cáo.
- Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay rối loạn nào khác.
Dùng gừng giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa
Gừng có thể được sử dụng để giảm đau bụng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa nhờ các tính chất chống viêm và giúp cân bằng tiêu hóa. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để sử dụng gừng để giảm đau bụng khi có rối loạn tiêu hóa:
- Gừng tươi: Bạn có thể cắt nhỏ hoặc nghiền gừng tươi và cho vào nước sôi để làm nước gừng. Uống nước gừng này từ từ trong ngày có thể giúp làm dịu các triệu chứng đau bụng và khó tiêu.
- Gừng sấy: Gừng sấy có thể được sử dụng như một loại gia vị hoặc được ngậm để giúp làm giảm đau bụng và các triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa. Để ngậm, bạn có thể cắt nhỏ một lát gừng sấy và ngậm nó với nước ấm.
- Trà gừng: Chuẩn bị trà gừng bằng cách nghiền hoặc cắt nhỏ gừng tươi và cho vào nước sôi. Để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau bụng, uống trà gừng này một hoặc hai lần mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng gừng giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa:
- Không nên sử dụng quá nhiều gừng, liều lượng khuyến cáo là 1-4g gừng tươi hoặc 0.5-1g gừng bột mỗi ngày.
- Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc hạ đường huyết, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Một số người có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng gừng như ợ nóng, tiêu chảy, đau bụng. Nếu gặp các triệu chứng này, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Gừng không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người có bệnh gan, sỏi mật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
- Nếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa của bạn không được cải thiện sau khi sử dụng gừng trong một thời gian dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và điều trị thích hợp.
Bổ sung lợi khuẩn giảm đau bụng rối loạn tiêu hóa
Khi gặp rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn bacillus clausii sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm nhanh các chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, và chướng bụng.
Bào tử lợi khuẩn bào tử lợi khuẩn bacillus clausii khi đi vào cơ thể sẽ sinh sản nhanh chóng và tạo thành lớp màng sinh học, giúp bảo vệ niêm mạc ruột và đại tràng khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, chúng tiết ra gần 70 loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hỗ trợ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, từ đó hỗ trợ phục hồi cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Men ống vi sinh Bio-meracine với 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii được phân lập tới chủng chính xác, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng viêm đại tràng, và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như táo bón, tiêu chảy, và đi ngoài phân sống. Sản phẩm dùng được cả cho trẻ sơ sinh với 2 loại chính:
Bio-meracine 2Bil
- + Trẻ dưới 1 tuổi: 1 ống/ngày
- + Trẻ từ 1-6 tuổi: 1-2 ống/ngày
- + Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: 2-3 ống/ngày
Bio-meracine 4Bil
- Chỉ 1 ống/ngày
Triệu chứng đau bụng rối loạn tiêu hóa có thể được cải thiện đơn giản ngay tại nhà nếu ở mức độ nhẹ. Nhưng với trường hợp đau bụng phức tạp liên quan đến gan, thực quản, dạ dày hoặc các vấn đề khác, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp.