Bạn có thể nhận biết rối loạn tiêu hóa qua triệu chứng điển hình như: Đau bụng, Đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu… Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa để tránh nhầm lẫn với những bệnh lý khác, cũng như tìm hiểu cách điều trị vấn đề này hiệu quả nhé!
Rối loạn tiêu hóa – triệu chứng điển hình
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà hệ tiêu hóa không hoạt động đỉnh, gây ra nhiều khó chịu trong quá trình hấp thu dinh dưỡng. Tình trạng này phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình của rối loạn tiêu hóa phải kể đến là:
1. Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Cảm giác đau có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân và vị trí:
– Vị trí: Đau ở vùng thượng vị (trên rốn), hạ vị (dưới rốn), hoặc dọc theo khung đại tràng.
– Tính chất: Đau quặn thắt, âm ỉ hoặc dữ dội. Đau bụng thường đi kèm với các triệu chứng khác, như chướng bụng hoặc đầy hơi.
Đau bụng là một trong các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
2. Chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng là tình trạng tích tụ khí trong dạ dày và ruột, khiến người bệnh cảm thấy nặng nề và khó chịu. Nguyên nhân có thể do: Tiêu hóa thức ăn không hoàn toàn, rối loạn nhu động ruột, ăn uống không khoa học (như ăn quá nhanh hoặc nhai không kỹ).
3. Táo bón hoặc tiêu chảy
Rối loạn tiêu hóa thường ảnh hưởng đến quá trình bài tiết phân:
– Táo bón: Đi ngoài khó khăn, phân cứng, ít hơn 3 lần mỗi tuần. Táo bón kéo dài có thể gây nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ.
– Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày, thường do nhiễm khuẩn hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tiêu chảy kéo dài có nguy cơ mất nước và mất cân bằng điện giải.
4. Ợ hơi, ợ chua và khó tiêu
Ợ hơi, ợ chua: Do lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.
Khó tiêu: Người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó chịu sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn một lượng nhỏ.
5. Buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Buồn nôn và nôn thường xuất hiện khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách, hoặc khi đường tiêu hóa bị kích thích bởi các tác nhân như nhiễm khuẩn hoặc tăng tiết axit.
6. Cảm giác mệt mỏi và chán ăn
Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến: Sụt cân, cảm giác mệt mỏi kéo dài, chán ăn, ăn không ngon miệng.
Mệt mỏi, chán ăn – một trong các triệu chứng khi bị rối loạn tiêu hóa
7. Thay đổi tính chất phân
Phân có thể thay đổi về màu sắc, hình dạng và kết cấu:
– Phân lỏng: Gợi ý tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc không dung nạp thức ăn.
– Phân có nhầy hoặc máu: Có thể là dấu hiệu của viêm ruột hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Lưu ý: Một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ví dụ:
– Đau bụng vùng thượng vị có thể bị nhầm với viêm dạ dày.
– Ợ chua, khó tiêu dễ bị hiểu lầm là trào ngược axit.
Vì thế, việc đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác là cần thiết.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:
– Chế độ ăn uống không hợp lý: Sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán hoặc thiếu chất xơ.
– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá khuya.
– Căng thẳng, stress cũng gây mất cân bằng hệ tiêu hóa.
– Dụng thuốc tây trong thời gian dài, đặc biệt là kháng sinh, gây rối loạn vi sinh đường ruột.
Sử dụng thuốc kéo dài có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Các đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa phải kể đến là: Trẻ em (do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện), phụ nữ mang thai (do thay đổi nội tiết), người lớn tuổi (do hệ tiêu hóa suy yếu).
Rối loạn tiêu hóa nguy hiểm không? Có thể gây biến chứng gì?
Rối loạn tiêu hóa tuy là một tình trạng không nguy hiểm ngay lập tức, thường không đe dọa tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng:
– Mất nước: Đặc biệt trong trường hợp tiêu chảy kéo dài.
– Suy dinh dưỡng: Hệ tiêu hóa kém hấp thụ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.
– Viêm nhiễm: Tình trạng viêm ruột hoặc loét niêm mạc ruột do nhiễm khuẩn kéo dài.
Cách phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa bằng cách chủ động phòng ngừa, nâng cao sức khỏe như sau:
– Ăn uống lành mạnh: Ăn chín, uống sôi; hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
– Tăng cường vận động: Duy trì hoạt động thể chất để hỗ trợ nhu động ruột.
– Giảm stress: Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga để giảm căng thẳng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Giảm căng thẳng giúp phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa
Điều trị rối loạn tiêu hóa
Nếu bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, bạn có thể điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng cách áp dụng các mẹo như:
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây.
– Uống nhiều nước để hỗ trợ nhu động ruột.
– Sử dụng thảo mộc: Lô hội, nghệ, trà hoa cúc, trà xanh…
– Sử dụng sản phẩm men vi sinh như Bio-meracine, chứa hàng tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii được phân lập tới chủng đặc hiệu, giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa. Bio-meracine được sản xuất bằng công nghệ BFS hiện đại, đảm bảo vô trùng, không chứa chất bảo quản, phù hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ.
Bio-meracine chứa bào tử Bacillus Clausii giúp đẩy lùi rối loạn tiêu hóa
Nếu bị rối loạn tiêu hóa nặng, bạn nên tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ để được kê đơn kháng sinh, thuốc giảm tiết axit, chống co thắt, nhuận tràng… tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về rối loạn tiêu hóa: triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và điều trị hiệu quả. Hãy áp dụng các mẹo được khuyến khích để sức khỏe tiêu hóa sớm khôi phục, bạn nhé!