Hệ vi sinh vật đường ruột không chỉ là giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe tim mạch. Nếu hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng sẽ dẫn đến các vấn đề tim mạch liên quan như đau tim hoặc đột quỵ.
Mối liên hệ giữa rối loạn hệ vi sinh đường ruột và tim mạch
Microbiome hay hệ vi sinh vật đường ruột là một cộng đồng vi khuẩn đa dạng, bao gồm 85% là vi sinh vật có lợi (Lợi khuẩn) và 15 % vi sinh vật có hại (Hại khuẩn). Chúng thực hiện nhiều chức năng như phân hủy thức ăn, sản xuất enzyme, tổng hợp các chất dinh dưỡng, bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh, và hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ngoài các lợi ích trên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tim mạch. Các giả thuyết cho thấy, tình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua những cơ chế sau:
1. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột làm tăng nguy cơ viêm nhiễm
Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, số lượng vi khuẩn có lợi giảm đi đáng kể, trong khi vi khuẩn có hại lại sinh sôi mạnh mẽ.
Sự thay đổi này kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ viêm tại cơ tim và thành mạch. Ngoài ra, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sản sinh ra độc tố. Các độc tố này trực tiếp gây tổn thương thành mạch máu, làm mảng bám tích tụ tại thành mạch và hình thành cục máu đông nguy hiểm.
2. Tăng cholesterol xấu (LDL)
Một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu. Hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng sẽ làm tăng mức cholesterol xấu (LDL), góp phần tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và gây ra một loạt vấn đề tim mạch nguy hiểm khác.
3. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp
Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất các chất giúp điều hòa huyết áp như oxit nitric, khiến huyết áp tăng cao.
4. Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
Hại khuẩn trong đường ruột có khả năng kích thích tiểu cầu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các biến cố tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
5. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột làm tăng sản xuất TMAO
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột có thể làm tăng sản xuất trimethylamine N-oxide (TMAO). Một hợp chất được sản xuất trong cơ thể khi vi khuẩn đường ruột chuyển hóa choline, lecithin và carnitine (những chất có trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng và các sản phẩm từ sữa)
Nhiều nghiên cứu cho thấy, TMAO làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL), dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Biên pháp nâng cao sức khỏe tim mạch nhờ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Như vậy, sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe tim mạch có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Việc chăm sóc đường ruột khỏe mạnh sẽ là một biện pháp quan trọng để phòng và điều trị các bệnh tim mạch hiệu quả. Dưới đây là các mẹo cụ thể bạn có thể áp dụng để bảo vệ hệ vi sinh đường ruột và nâng cao sức khỏe tim mạch.
1. Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung các loại trái cây, rau củ giàu chất xơ và các loại vitamin như A, C, K cùng nhiều kháng chất sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột. Chất xơ được vi khuẩn đường ruột tiêu hóa, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột nhanh chóng hơn.
Các thực phẩm giàu chất xơ gồm: táo, cam, mâm xôi, quả hạch, hạt mầm, đậu lăng, cháo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, chuối, Atiso, gạo lứt, quả mọng, bông cải xanh, rau xanh lá, việt quất, dâu tây, đào, cải Brussels, rau bina, cải xoăn, bơ, bí xanh.
2. Ăn quả hạch và các loại hạt
Bổ sung các loại hạt và hạt chứa chất xơ và polypheno sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột hiệu quả. Các loại quả hạt và hạt nên bổ sung: hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt thông, hạt chia, hạt bí ngô, hạt hướng dương.
3. Sử dụng các loại thực phẩm lên men
Sữa chua, kim chi, dưa cải bắp, trà kombucha là một số thực phẩm lên men cung cấp vi sinh vật có lợi cho đường ruột và giúp cân bằng hệ vi sinh vật.
4. Bổ sung thực phẩm prebiotics
Prebiotics là các chất xơ không tiêu hóa được trong ruột non nhưng lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột.
Chúng đóng vai trò là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi (probiotics), giúp duy trì và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện sức khỏe tiêu hóa và toàn diện.
Các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi.
5. Bổ sung men vi sinh (probiotic)
Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi tốt cho hệ vi sinh đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh và cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để hỗ trợ giảm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, bạn có thể tham khảo sử dụng men ống vi sinh Bio-meracine. Đây là một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và y tế khuyến nghị hiện nay.
Men ống vi sinh Bio-meracine được sản xuất bởi công nghệ vô trùng hiện đại nhất, giúp nâng cao sự an toàn và đảm bảo trọn vẹn đặc tính của các chủng lợi khuẩn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, thành phần chính trong men ống vi sinh Bio-meracine là bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii được xác định mã gen cụ thể đến chủng loài, giúp sản phẩm có hiệu quả vượt trội hơn nhiều loại men vi sinh hiện nay:
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột.
Tuy nhiên, để dùng men vi sinh Bio-meracine có hiệu quả tốt nhất, bạn cần tham khảo hướng dẫn từ chuyên gia y tế trong quá trình sử dụng.