Trong những năm gần đây, bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii đã thu hút sự chú ý của nhiều bậc cha mẹ và chuyên gia y tế nhờ khả năng vượt trội trong việc phòng ngừa & điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tái phát ở trẻ em. Vậy cơ chế bảo vệ của lợi khuẩn Bacillus clausii là như thế nào và nên sử dụng ra sao để điều trị bệnh hiệu quả. Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là gì?
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong các cơ quan của hệ hô hấp, bao gồm: mũi, họng, thanh quản, phổi và phế quản.
Đây là một nhóm bệnh phổ biến ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em chia làm 2 loại chính
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan thuộc đường dẫn khí trên, bao gồm: thanh quản, khoang mũi, lỗ mũi, đường mũi và hầu họng. Bệnh xảy ra cấp tính. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và dữ dội, nhưng thường không kéo dài.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Viêm đường hô hấp dưới, hay nhiễm trùng hô hấp dưới (Lower Respiratory Tract Infections – LRTI) là các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (dưới thanh quản). Trong đó, viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý phổ biến nhất. Bệnh lây lan qua những giọt bắn chứa vi khuẩn, virus khi trẻ ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các bề mặt nhiễm khuẩn.
Bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới như viêm phổi thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh truyền nhiễm.
Mặc dù có sự bất đồng về ranh giới chính xác giữa đường hô hấp trên và dưới, nhưng thường đường hô hấp trên được coi là nằm trên sụn nắp hoặc dây thanh âm, bao gồm mũi, xoang, họng và thanh quản.
Các yếu tố gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em gồm:
- Cảm lạnh thông thường: Gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, thường xuyên gây ra triệu chứng như hắt hơi, chảy mũi, đau họng và ho.
- Viêm họng: Thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra, dẫn đến đau họng, sốt và khó nuốt.
- Viêm amidan: Là tình trạng viêm nhiễm các hạch amidan ở cổ họng, gây ra đau họng, sốt và sưng amidan.
- Viêm tai giữa: Nhiễm trùng tai giữa, thường gặp ở trẻ nhỏ, gây đau tai, sốt và có thể ảnh hưởng đến thính giác.
- Viêm phế quản: Nhiễm trùng ở các ống dẫn khí trong phổi, gây ra ho, khó thở và tức ngực.
- Viêm phổi: Nhiễm trùng ở phổi, gây ra sốt cao, ho, khó thở và mệt mỏi.
- Cúm: Một loại nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi.
Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em có thể bao gồm sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi. Để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, ba mẹ nên giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh, tiêm phòng đầy đủ và cung cấp dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Trong trường hợp nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tại sao bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ lại dễ tái phát
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em dễ tái phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ thường dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn người lớn.
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus còn yếu. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn người lớn.
- Tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh: Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức rõ ràng về bệnh và vấn đề vệ sinh cá nhân, nên dễ tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh trong môi trường như virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn,… ở trường học, nhà trẻ, khu vui chơi,… Mặt khác, trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên miệng, mũi, mắt, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột khi chuyển mùa sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
- Sức đề kháng yếu: Một số trẻ có sức đề kháng yếu hơn do yếu tố di truyền, dinh dưỡng không đầy đủ hoặc mắc các bệnh lý mãn tính, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng tái phát.
- Sử dụng kháng sinh không hợp lý: Việc lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết hoặc sử dụng không đúng liều lượng và thời gian có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm sức đề kháng của trẻ và tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc phát triển.
- Tình trạng bệnh chưa được điều trị dứt điểm: Việc điều trị không đầy đủ hoặc không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ có thể khiến bệnh nhiễm trùng hô hấp không được chữa khỏi hoàn toàn, dẫn đến tái phát.
- Tiêm phòng chưa đầy đủ: Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp sẽ dễ bị tái nhiễm các bệnh này.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii – Giải pháp phòng & điều trị nhiễm trùng hô hấp tái phát ở trẻ em hiệu quả
Các nghiên cứu cho thấy Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em nhờ vào các cơ chế sau:
Kích thích sản xuất kháng thể IgA
Bacillus clausii được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào lympho B sản sinh kháng thể IgA. IgA là một kháng thể quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn.
Tạo màng biofilm bảo vệ
Khi vào cơ thể, bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii sẽ di chuyển đến khu vực niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương và tạo ra một màng biofilm bao phủ vết thương. Cơ chế này của lợi khuẩn Bacillus clausii giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng các mô niêm mạc bị tổn thương.
Kháng kháng sinh
Khi trẻ bị nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii với khả năng kháng kháng sinh, có thể tồn tại và phát triển trong môi trường có kháng sinh, giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát và hỗ trợ quá trình phục hồi của trẻ.
Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng hô hấp kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy do kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lúc này, việc bổ sung bào lợi khuẩn Bacillus clausii sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nhanh chóng hơn.
Một số cơ chế khác
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Lợi khuẩn Bacillus clausii khi vào cơ thể sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tiết ra các chất kháng khuẩn: Bacillus clausii có khả năng tiết ra các chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Hấp phụ và bất hoạt virus: Các protein trên bề mặt bào tử Bacillus clausii có khả năng hấp phụ và bất hoạt virus, ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào tế bào và gây bệnh.
Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của Bacillus clausii trong điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp
Nghiên cứu “Efficacy of Bacillus clausii spores in the prevention of recurrent respiratory infections in children: a pilot study’’ của Marseglia và cộng sự, đăng trên tạp chí Therapeutics and Clinical Risk Management, 10, 1027–1033, đã góp phần chứng minh hiệu quả của bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii trong việc giảm bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em.
Nghiên cứu này tiến hành trên 80 trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn (RRI). 40 trẻ được điều trị bằng Bacillus clausii trong 3 tháng, và theo dõi thêm 3 tháng; 40 trẻ được đưa vào nhóm đối chứng trong cùng thời gian.
Kết quả cho thấy nhóm trẻ em được điều trị bằng Bacillus clausii có thời gian bị nhiễm trùng đường hô hấp ngắn hơn và cải thiện nhanh hơn so với nhóm đối chứng cả trong giai đoạn điều trị.
Tóm lại, việc sử dụng bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả giúp ngừa và điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tái phát ở trẻ em. Tuy nhiên, khi sử dụng bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp với thể trạng của từng bé.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii từ men ống vi sinh Bio-meracine
Men ống vi sinh Bio-meracine là một trong các sản phẩm men ống chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii tốt nhất trên thị trường và được nhiều bác sĩ chuyên khoa đánh giá đánh giá cao. Sản phẩm có thành phần chính là hàng tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii được phân lập tới chủng chính xác nhất nhờ công nghệ BPS vô trùng, mang lại hiệu quả và độ an toàn cao giúp:
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột hoặc tiêu chảy do dùng kháng sinh kéo dài.
Trên đây là những thông tin sức khỏe chi tiết về vai trò của bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ. Hy vọng bài viết mang đến cho ba mẹ nhiều thông tin sức khỏe giá trị. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bào tử Bacillus clausii hay sản phẩm men ống vi sinh Bio-meracine, hãy gọi đến số hotline để được tư vấn.