Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ chung để chỉ các vấn đề xảy ra trong hệ thống tiêu hóa của con người. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 8 cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà đơn giản dễ thực hiện.
1. Ăn thực phẩm toàn phần
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bằng cách thực hiện chế độ ăn nhiều thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần (whole foods) là các loại thực phẩm được tiêu thụ gần như ở trạng thái tự nhiên nhất, ít hoặc không qua chế biến và không chứa các thành phần nhân tạo hay phụ gia hóa học.
Các thực phẩm này giữ nguyên chất dinh dưỡng tự nhiên như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vì vậy, việc ăn các thực phẩm toàn phần sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, duy trì cân nặng lành mạnh, cải thiện hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh việc ăn thực phẩm toàn phần, bạn cũng cần tránh ăn những thực phẩm siêu chế biến. Các các thực phẩm này được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa.
Thực phẩm siêu chế biến (ultra-processed foods) là các loại thực phẩm được chế biến một cách công nghệ cao, thường chứa nhiều chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo. Trong đó:
- Phụ gia thực phẩm: Các chất như glucose, muối và các hóa chất khác có thể góp phần gây viêm ruột. Viêm ruột làm giảm chức năng hàng rào của ruột, dẫn đến tăng tính thấm của ruột và gây ra một loạt các rối loạn khuẩn đường ruột khác.
- Chất béo chuyển hóa: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa chất béo chuyển hóa có hại. Trước năm 2018, hầu hết chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến đến từ dầu hydro hóa một phần. Dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm sử dụng dầu hydro hóa một phần, nhưng một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa vẫn có thể tồn tại trong thực phẩm chế biến sẵn.
Ngoài ra, một số thực phẩm chế biến như đồ uống ít calo và kem thường chứa các chất làm ngọt nhân tạo. Các chất này có khả năng cao làm tăng số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS) và các bệnh đường ruột khác như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
2. Bổ sung nhiều chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như táo bón và bệnh viêm ruột.
Chất xơ được chia làm 2 loại chính: hòa tan và không hòa tan.
- Chất xơ hòa tan: Loại chất xơ này hấp thu nước, giúp tăng khối lượng và làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm các loại đậu, khoai tây, khoai lang, hoa quả, bơ, yến mạch và lúa mạch.
- Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này không hấp thu nước và không bị thay đổi hình dạng khi qua đường tiêu hóa. Nó giúp tăng khối lượng chất thải, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời tăng sức đề kháng cho đường ruột. Chất xơ không hòa tan có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ, trái cây và rau xanh (đặc biệt trong hạt, cuống và thân). Trái cây và rau củ thường chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày (DRI) là 25 gram đối với nữ giới từ 19 đến 50 tuổi và 38 gram đối với nam giới từ 19 đến 50 tuổi.
3. Bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống
Bổ sung chất béo lành mạnh là một trong những cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà
Chất béo lành mạnh là các loại chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Chúng bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, cũng như một số axit béo cụ thể như omega-3 và omega-6. Các loại chất béo giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu vitamin, và có thể giúp giảm viêm hiệu quả.
Một số nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó), cũng như các loại cá béo (như cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá mòi).
4. Uống đủ nước
Uống không đủ nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Để tránh tình trạng này, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị, trung bình một người nên uống từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày.
Tuy nhiên, hàm lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng môi trường, cơ địa, và nhu cầu của mỗi cá nhân. Nếu bạn sống trong môi trường có khí hậu nóng hoặc thường xuyên vận động thể chất, bạn có thể cần nhiều nước hơn mức này.
5. Thư giãn, giảm căng thẳng
Hormone căng thẳng (chủ yếu là chủ yếu là cortisol và adrenaline (epinephrine)) có tác động rất lớn đến hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Khi bạn bị căng thẳng, hệ thống thần kinh và hormone của cơ thể bạn sẽ điều chỉnh các chức năng sinh lý để đối phó với các tình huống căng thẳng này. Ví dụ: Hormone Cortisol sẽ kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn và giảm lưu lượng máu tới ruột, dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Một số cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bằng phương pháp thư giãn, giảm căng thẳng bạn có thể áp dụng: Thiền, kỹ thuật thở sâu, châm cứu, yoga,…
6. Ăn chậm, nhai kỹ
Việc nhai kỹ giúp chia thức ăn thành những miếng nhỏ hơn để các enzym tiêu hóa phân hủy thức ăn tốt hơn, hỗ trợ dạ dày không cần phải làm việc nhiều để biến thức ăn rắn thành hỗn hợp lỏng đi vào ruột non.
Bên cạnh đó, nhai kỹ còn tạo ra nhiều nước bọt, giúp quá trình tiêu hóa phân hủy một số đường và chất béo trong bữa ăn được bắt đầu ngay từ miệng. Nước bọt trong miệng sẽ hoạt động như một chất lỏng giúp trộn đều thức ăn, làm cho nó dễ dàng đi vào ruột hơn, ngăn ngừa các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng.
Hơn nữa, quá trình nhai kỹ thức ăn còn có thể giúp bản giảm căng thẳng mệt mỏi, góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa.
7. Tăng cường vận động
Tập thể dục thường xuyên là cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất và vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà mỗi ngày. Vận động giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn.
Các bài tập nhẹ nhàng như khí công, đi bộ, và các hoạt động thể chất khác có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón. Các nghiên cứu còn cho thấy rằng tập thể dục có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm ruột.
8. Sử dụng men ống vi sinh Bio-meracin
Việc sử dụng men ống vi sinh Bio-meracin sẽ là·hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả và nhanh chóng nhờ:
- Tiêu chảy: Men ống vi sinh Bio-meracin giúp bổ sung 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do dùng kháng sinh gây ra.
- Táo bón: Men vi sinh có thể giúp làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột, giúp giảm táo bón.
- Viêm ruột: Men vi sinh có thể giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Men ống vi sinh Bio-meracin có thể giúp giảm các triệu chứng của IBS như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Trên đây là tổng hợp một vài cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà hiệu quả mà bạn có thể thực hiện. Tuy nhiên, khi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài và trở nên nghiêm trọng không thể kiểm soát, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng dẫn điều trị kịp thời.